top of page
Thuốc theo toa

​Thân gửi Quý khách

Chúng tôi, PLUZpharmacy cung cấp đến Quý khách các thông tin dựa trên "y học chứng cứ" (y học dựa trên bằng chứng) và có thể kiểm chứng. Với mong muốn Quý khách có thể chọn lựa những sản phẩm từ nhà thuốc thực sự hữu ích và phù hợp với yêu cầu và mong muốn của mình như:

  • Thuốc không cần kê toa - OTC.

  • Thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khoẻ...

Y học bằng chứng_edited.jpg

Y học dựa trên bằng chứng là gì ?

  • Y học dựa trên bằng chứng là việc sử dụng có lương tâm, rõ ràng và thận trọng các bằng chứng tốt nhất hiện nay trong việc đưa ra quyết định về việc chăm sóc từng bệnh nhân.

  • Nhắm tới sự lồng ghép tốt nhất giữa bằng chứng khoa học với trải nghiệm lâm sàng và mong muốn tốt cho bệnh nhân để đưa ra các quyết định lâm sàng (chẩn đoán & điều trị…)

Tại sao cần "y học dựa trên bằng chứng"

Bác sĩ có cần rửa tay ?

Chúng tôi xin đề cập tới một trong các sai lầm “ngớ ngẩn” mà cộng đồng khoa học & bác sĩ từng tin tưởng: Bác sĩ không cần rửa tay

Năm 1947, Sau khi phải chứng kiến nhiều sản phụ chết vì sốt sau sinh, bác sĩ Semmelweis đã đưa ra lời kêu gọi nhân viên y tế rửa tay sạch khi đỡ đẻ, tuy nhiên, lúc bấy giờ, ý kiến này đã không được ủng hộ và còn bị phản đối kịch liệt, thậm chí cộng đồng bác sĩ tại Châu Âu còn cho rằng ông bị tâm thần.

Kết cục buồn của bác sĩ kêu gọi đồng nghiệp 'rửa tay cứu người'

   Ignaz Semmelweis (1818-1865) sinh tại Budapest thủ đô của Hungary ngày nay (thuộc đế quốc Áo vào thời gian đó). Tại Vienna thủ phủ của đế quốc Áo hùng mạnh thời bấy giờ, năm 1844, Semmelweis tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành sản khoa. Năm 1846, ông bắt đầu làm việc tại Bệnh viện đa khoa Vienna (Áo), tại đây, năm 1847 trong chức trưởng khoa sản thứ nhất ông phát hiện một điều bí ẩn khi chứng kiến số trường hợp sản phụ tử vong do sốt hậu sản tại một khoa sản do các bác sĩ đứng đầu cao hơn đáng kể so với phòng khám của các nữ hộ sinh (bà đỡ). Thậm chí, lạ lùng hơn khi tử vong vì sốt hậu sản của những bà mẹ đẻ rơi trên đường còn thấp hơn.

Điều gì đã bảo vệ các bà mẹ đó hơn cả bác sĩ. Semmelweis quyết đi tìm lý do, ông thấy mọi thứ giống nhau ngoại trừ một sự khác biệt: Các học viên bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Vienna thường thực hành tại các phòng xác, khám nghiệm tử thi, rồi ngay sau đó di chuyển tới khoa sản để đỡ đẻ, mà không hề vệ sinh tay, trong khi các nữ hộ sinh không thực hành tại khám nghiệm tử thi. Một lần, một trong số đồng nghiệp của Semmelweis bị sinh viên vô tình cắt dao mổ vào tay khi khám nghiệm tử thi và qua đời sau đó, với các triệu chứng tương tự các sản phụ qua đời vì sốt sản. 

   Bây giờ Semmelweis hiểu rằng sản phụ tử vong do sốt hậu sản liên quan tới việc mổ xẻ xác chết của các bác sĩ và sinh viên của họ và sau đó đỡ đẻ với cùng bàn tay đó. Semmelweis đặt ra giả thuyết các "hạt xác chết" (cadaverous particles) là nguyên nhân dẫn tới cái chết. Các hạt này dính trên tay bác sĩ, sau đó xâm nhập vào cơ thể sản phụ trong quá trình sinh con. Để kiểm tra lý thuyết của mình, ông đã ra lệnh cho các bác sĩ vệ sinh tay và dụng cụ phẫu thuật bằng dung dịch clo (chlorinated lime), với hy vọng clo tẩy được mùi gây chết người từ các "hạt xác chết". Trước đây tỷ lệ tử vong của sản phụ sau sinh là 10 - 30%. Sau khi các bác sĩ được yêu cầu vệ sinh tay sau mỗi lần khám nghiệm tử thi, tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn 1%.

   Dù đạt kết quả rất tốt, nhưng đề nghị của ông bị nhiều người phản đối. Các bác sĩ trên khắp châu Âu cho rằng đã bị xúc phạm khi nói họ phải vệ sinh tay, điều mà họ thường không làm. Bản thân Semmelweis không thể đưa ra lời giải thích khoa học nào cho khuyến nghị của mình. Semmelweis mất chức và bị giới y khoa tẩy chay. Ông bị đuổi việc, quãng thời gian sau đó được cho là suy sụp tinh thần. Ông qua đời trong viện tâm thần, ở tuổi 47.  

   Đề nghị rửa tay của Semmelweis chỉ được chấp nhận rộng rãi nhiều năm sau khi ông qua đời, khi Louis Pasteur xác nhận thuyết vi trùng (germ theory).

Vinh danh bác sĩ Semmelweis 

  • Là người đầu tiên khám phá ra lợi ích y tế của việc rửa tay

  • Là “ vị cứu tinh của các sản phụ”

Năm 1969, tên của ông được đặt cho trường đại học y danh tiếng ở Hungary, đại học Semmelweis.

 

Ngày nay, chúng ta cũng có một khái niệm phản xạ Semmelweis hay hiệu ứng Semmelweis (Semmelweis reflex) là một phép nói ẩn dụ để chỉ cho những hành vi xã hội theo xu hướng bốc đồng từ chối, thậm chí là chống lại những thông tin hay những kiến thức mới khi những thứ ấy mâu thuẫn với những chuẩn mực, niềm tin hoặc định kiến đã có từ trước.

BBVA-OpenMind-Francisco-Doménech-descubrió-que-lavarse-las-manos-salva-vidas-Semmelweis-1_

"Nếu có y học dựa trên bằng chứng vào thời gian đó, có lẽ Bs. Semmelweis đã được vinh danh khi ông còn sống.

Ngày nay, Y học dựa vào chứng cứ (evidence-based medicine) được xem là một “học thuyết” y khoa trong thế kỉ 20 và 21. Hiện nay, trên thế giới hầu như bất cứ bộ môn nào trong y khoa cũng đều ứng dụng các nguyên lí và phương pháp y học thực chứng trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh".

Tháp bằng chứng_edited.jpg

Áp dụng "y học chứng cứ" trong chọn lựa thuốc & thực phẩm chức năng...

Trong thông tư số: 21/2013/TT- Bộ Y Tế  quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong các bệnh viện.

Thì: Điều 5. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện phần: Tiêu chí lựa chọn thuốc, có tiêu chí hàng đầu:

  • Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (tháp bằng chứng)

Tháp bằng chứng này áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng tôi có vài lưu ý:

  • ​Đáy tháp là  giá trị thấp nhất trong khoa học, ngược lại đỉnh tháp là cao nhất.

  • Phân tích tổng hợp (phân tích Meta)  được đánh giá là có giá trị khoa học cao nhất.

​Như vậy, nghiên cứu về thuốc, thực phẩm chức năng...dựa trên phân tích Meta thì có giá trị cao hơn nhiều so với đánh giá về thuốc, thực phẩm chức năng đó...của chuyên gia.

​Áp dụng "y học chứng cứ" trong lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của Quý khách khi mua từ nhà thuốc như: thuốc không cần kê toa, thực phẩm chức năng...

bottom of page